Hôm nay chúng tôi rất vui được chia sẻ với bạn các TVC quảng cáo hay nhất mọi thời đại dựa trên bảng xếp hạng của trang Biteable.
Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có những ý tưởng đột phá cho những TVC quảng cáo của doanh nghiệp mình trong thời gian sắp tới!
Hãy cùng bắt đầu nhé!
Điều gì làm nên một TVC quảng cáo thành công?
75 năm trước, TVC quảng cáo đầu tiên được chiếu trên truyền hình, với chi phí khoảng 9 USD.
Ngày nay, lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình đã tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành một nền công nghiệp mang lại doanh thu 75.000.000.000 (75 tỷ) USD/ năm.
Mặc dù quảng cáo truyền hình đã mất dần vị thế vào tay quảng cáo internet, nhưng cũng chính vì sự bùng nổ của internet mà TVC quảng cáo lại trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Vậy làm thế nào để tạo ra một TVC quảng cáo hiệu quả? Những ví dụ dưới đây sẽ cho bạn thấy những điểm chung của hình thức quảng cáo này:
Dễ nhớ:
“Nâng niu bàn chân Việt”, “Chúng tôi là những con bò”, “Kangaroo, máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”, “Bạn muốn mua TV, đến Điện Máy Xanh!”,…
Những quảng cáo thành công có những thông điệp giúp họ len lỏi vào tâm trí của khách hàng (cho dù bạn có muốn hay không muốn cũng phải nhớ).
Ngày nay, trung bình mỗi người sẽ thấy khoảng 5000 thông điệp quảng cáo mỗi ngày!
Vì vậy, việc của nhà quảng cáo là xóa tan những “tiếng ồn” xung quanh khách hàng và làm nổi bật thương hiệu với những thông điệp phù hợp để tăng độ nhận diện cho sản phẩm/ dịch vụ của mình!
Đáng để chia sẻ
Để đạt hiệu quả tối ưu, TVC quảng cáo của bạn sẽ phải làm cho người xem muốn nói về nó với những người khác, cả trên môi trường online và thế giới thật!
Thường thì quảng cáo sẽ tạo ra những thông điệp hướng đến cảm xúc người xem, có thể là: hài hước, gây shock, hoặc chạm vào cảm xúc của họ!
TVC truyền đạt được giá trị của thương hiệu
Những TVC quảng cáo hay nhất sẽ thể hiện được tiếng nói và hình ảnh của thương hiệu và truyền thông được giá trị mà doanh nghiệp đại diện.
Nếu làm tốt điều này, người xem sẽ xem xong video và nghĩ “thương hiệu này là dành cho những người như mình!”
Kêu gọi hành động
Sau cùng, một TVC quảng cáo hiệu quả sẽ phải làm rõ họ muốn người xem làm gì tiếp theo
Hành động có thể là truy cập website, thuê một chiếc xe máy, mua một vỉ kẹo.
Một số quảng cáo bỏ qua phần này, là vì họ chỉ tập trung vào độ nhận diện thương hiệu, nhưng thông thường chỉ những nhãn hàng lớn như Apple, Coca Cola, Nike,… mới bỏ qua bước này, hầu hết các thương hiệu nhỏ hơn đều kêu gọi hành động để tối ưu hiệu quả truyền thông.
1. Những TVC quảng cáo hài hước nhất
Tạo ra nội dung quảng cáo hài hước không phải chuyện dễ dàng!
Một thông điệp có thể rất hài hước đối với một người nhưng lại làm cho người khác cảm thấy khó chịu và phản cảm!
Khi làm tốt việc này, một quảng cáo hài hướng có thể thu hút sự chú ý và mang đến cảm giác tích cực cho thương hiệu.
Nhưng khi chọc cười không thành công thì hiệu quả sẽ trở thành hậu quả!
Những chuyên gia tạo nội dung quảng cáo sẽ cân bằng giữa sự hài hướng, sự liên quan và thông điệp phù hợp.
Làm như vậy, TVC quảng cáo sẽ vừa thu hút vừa đảm bảo được hiệu quả bán hàng!
Dưới đây là những video hiệu quả và hài hước nhất mà chúng tôi từng xem:
Old Spice: “The Man Your Man Could Smell Like” (2010)
(Thương hiệu Old Spide: “Người đàn ông của bạn có thể có mùi giống anh ấy!”
Khi nhãn hàng Old Spice nhận ra rằng: phụ nữ thường là người ra quyết định mua các sản phẩm vệ sinh cho đàn ông,
Họ đã thay đổi hướng tiếp cận với một chiến dịch quảng cáo thú vị.
Old Spice tạo ra một TVC quảng cáo phải nói là đỉnh cao của “chủ nghĩa vô lý”
Nội dung video gần như không thể dự đoán được, tạo ra sự hài hước với mong muốn video sẽ trở nên viral!
Và đúng là như vậy, hiện tại video đã đạt được gần 60 triệu lượt xem trên Youtube.
Old Spice thừa thắng xông lên với những chiến dịch tương tự, điển hình là TVC quảng cáo mà họ mời Terry Crews đóng vai chính.
Reebok: “Terry Tate, Office Linebacker” (2003)
Ở Mỹ, môn bóng bầu dục được người dân đặc biệt yêu thích
Và đặc sản của môn này là những cú “tackle” mạnh mẽ
Tận dụng điều đó, Reebok đã mang một cầu thủ nổi tiếng vào TVC quảng cáo của mình
Ở bối cảnh văn phòng, những cú tackle này trở nên vô cùng hài hước
Reebok là một hãng kinh doanh trang phục & phụ kiện thể thao, chỉ 55% người xem cho rằng quảng cáo trên liên quan đến thương hiệu của Reebok!
Mặc dù vậy, quảng cáo này vẫn giúp Reebok tăng 4 lần doanh thu trên kênh online!
John West Salmon: “Bear” (2000)
TVC quảng cáo của công ty kinh doanh hải sản của Anh – John West bắt đầu với phong cách phim tài liệu thiên nhiên nhẹ nhàng về cảnh chú gấu đang bắt cá.
Sau đó nội dung lại được chuyển hướng theo cách không ngờ đến!
Quảng cáo này sử dụng phương pháp 3 yếu tố hài hước nổi tiếng thời bấy giờ: thay đổi giọng điệu, động vật và cú đá háng huyền thoại.
Những yếu tố trên giúp cho quảng cáo được lan truyền mạnh mẽ trong giai đoạn đầu của mạng internet.
Quảng cáo này lọt vào top của hầu như mọi bảng xếp hạng “quảng cáo hay nhất”
Vào năm 2006, video này có hơn 300 triệu lượt xem, xếp hạng 6 trong những video được xem nhiều nhất thời bấy giờ.
Đồng thời video này cũng được bầu chọn là video “hài hước nhất mọi thời đại” trong cuộc bầu chọn năm 2008.
Snickers: “Hungry Betty White” (2010)
Năm 2010, hãng kẹo Snickers thực hiện chiến dịch truyền thông “Bạn không còn là chính mình khi bạn đói”
Nhân vật chính là nữ minh tinh 88 tuổi Betty White
Đây là một dự án thành công của họ
TVC này đã lam truyền mạnh “viral”, trở thành một trong những quảng cáo thành công nhất trong năm
Đây cũng là TVC mở đầu cho những chiến dịch thành công sau đó, mang về doanh thu 376 triệu USD trong 2 năm.
Nữ diễn viên Betty White cũng có những bước trở lại ngoạn mục sau lần đóng TVC này.
2. TVC quảng cáo hoạt hình (animated)
Video quảng cáo dạng hoạt hình đã không còn xa lạ. Hình thức TVC này đã có trên thị trường từ những năm 1940
Trong năm 1941, TVC dạng hoạt hình đầu tiên được lên sóng, và sau đó các thương hiệu đua nhau thực hiện khiến hình thức này trở nên vô cùng phổ biến.
Giai đoạn đầu, TVC hoạt hình được làm dưới dạng vé tay, khiến cho chúng trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều so với các phiên bản quay phim truyền thống
Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ, phim hoạt hình đã trở nên dễ sản xuất hơn và có giá thành rẻ hơn trước
Nhưng đó chưa hẳn là lý do vì sao các nhà quảng cáo thích TVC hoạt hình
Dưới đây là những TVC hoạt hình chúng tôi đánh giá cao nhất
Những nhân vật hoạt hình thường tạo thiện cảm tốt với đối tượng khán giả mọi độ tuổi
Các nhân vật này còn có khả năng thực hiện những hành động mà diễn viên thật không thể nào làm được.
Metro Trains: “Dumb Ways to Die” (2012)
Mục tiêu của việc công bố sản phẩm/ dịch vụ ra công chúng là để thay đổi thói quen người dùng, kêu gọi hành động thông qua những thông điệp mạnh mẽ.
Đây là một TVC vừa dễ thương, vừa hài hướng nhưng không kém phần gây shock cho người xem.
TVC trên có một bài nhặc bắt tai, những nhân vật hoạt hình vô cùng dễ thương
Nhưng chúng lại gặp những tai nạn đa dạng khiến chúng mất mạng.
Thông điệp trên rất đơn giản: “Be safe around trains” – hãy giữ an toàn khi đi tàu hỏa.
Chiến dịch này thành công vang dội, là chiến dịch nhận được nhiều giải thưởng nhất của Cannes và nhận được hơn 220 triệu lượt xem trên Youtube.
Sau đó chiến dịch còn tạo ra những sản phẩm “ăn theo” như mobile game, đồ chơi và sách cho trẻ em.
Quan trọng hơn hết, chiến dịch đã giúp Metro Trains giảm được hơn 30% số vụ tai nạn của hãng!
Chipotle: “Back to the Start” (2011)
Đây là chiến dịch được phát trên kênh truyền hình quốc gia của Chipotle,
Chiến dịch muốn gửi đến thông điệp cùng với nông dân chuyển từ chăn nuôi công nghiệp sang những phương án chăn nuôi tự nhiên bền vững hơn
Tuy dự án này đạt giải “quảng cáo 2 phút hay nhất” và được chiếu tại các rạp chiếu phim trước đó
Nhưng phải đến lễ trao giải Grammy năm 2012 thì TVC này mới thật sự trở nên nổi tiếng.
Honda: “Paper” (2015)
TVC “Paper” của Honda đưa người xem qua lịch sử phát triển hơn 60 năm của họ
Bắt đầu với phát minh của nhà sáng lập Soichiro Honda: ông dùng thiết bị radio để làm động cơ cho xe đạp của vợ.
Ý tưởng đằng sau TVC là để thể hiện “tư duy Honda” và cho thấy phân khúc khách hàng đa dạng của họ.
TVC trên được tạo ra trong vòng 4 tháng, kết hợp hàng ngàn bức vẽ từ hàng chục nhà thiết kế và nhà diễn hoạt.
Hiệu ứng lật trang sách được tạo ra dựa trên kỹ thuật “stop-motion”
Từng bức ảnh sẽ được sắp xếp và điều khiển bởi người diễn họa, từng khung hình một.
John Lewis: “The Bear and the Hare” (2013)
Nhà bán lẻ của Anh – John Lewis mỗi năm đều tung ra chiến dịch quảng cáo cho Giáng sinh
Điều này đã trở thành truyền thống của họ
Năm 2013, TVC dài 2 phút dạng hoạt hình của họ được lên sóng
Video này được làm bởi cựu nhân viên của Disney
Đây là một câu chuyện ấm áp về 2 “người bạn” kì lạ trong mùa Giáng sinh.
Chiến dịch này đã đạt được nhiều giải thưởng ở nhiều bảng xếp hạng khác nhau,
TVC này cũng nhận được hàng triệu lượt xem, tăng doanh thu 55% cho John Lewis ngay sau khi ra mắt.
(Hết phần 1)
Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ sản xuất video chuyên nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi.
Bạn cũng có thể liên hệ qua Zalo/ Viber hoặc Facebook