Quay phim event lần đầu tiên và không biết bắt đầu từ đâu? Tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé!!
Một trong những điều thú vị nhất khi làm cameraman đó là thử thay đổi một số yếu tố để có được cảnh quay đẹp hơn. Di chuyển đèn một vài lần. Dành thời gian để kiểm tra âm thanh với các micrô khác nhau ở các vị trí khác nhau. Có thể đổi camera để xem Canon EOS 5D Mark III có mang lại hiệu ứng tốt hơn Sony PMWEX3 hay không.
Những phép thử này được hoan nghênh trong đa số trường hợp. Nhưng đối với quay phim event – không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát như vậy. Bạn cần phải lập kế hoạch chặt chẽ để đảm bảo có những thước phim hoàn hảo nhất.
Cho dù bạn quay phim đám cưới hay quay phim event thể thao tại trường học, bạn đều cần phải chuẩn bị. Không có cơ hội để quay lại event này một lần nào nữa. Nên bạn cần phải nhớ kỹ những điều sau đây để có nhiều cơ hội thành công hơn. Một số mẹo trong số này nghe có vẻ bình thường, nhưng mỗi mẹo đều sẽ giúp ích rất nhiều. Hoặc khiến bạn gặp khó khăn nếu quên làm chúng. Đây là danh sách những điều mà chúng tôi sẽ xem qua trước khi tham gia bất kỳ sự kiện nào.
Nội dung chính
- Lên kế hoạch cho từng chi tiết nhỏ
- Biết người chịu trách nhiệm chính
- Nhận lịch trình sự kiện
- Lập danh sách cảnh quay (Shot list)
- Quay phim theo danh sách cảnh quay
- Đánh dấu nơi đặt thiết bị và các mốc thời gian
- Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất – mang theo thiết bị, linh kiện dự phòng
- Hiểu rõ thiết bị của mình
- Làm quen với kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng tại sự kiện
- Hãy trông thật chuyên nghiệp
- Đỗ xe càng gần sự kiện càng tốt
- Hãy nghỉ ngơi trước buổi quay
- Vui thôi, đừng vui quá
- Kết luận
1. Lên kế hoạch cho từng chi tiết nhỏ
Trước khi quay phim event, bạn sẽ thấy hơi căng thẳng một chút. Một trong những cách tốt nhất để lấy lại bình tĩnh là dành một chút thời gian để chuẩn bị. Sạc lượng pin nhều hơn pin máy ảnh của bạn, sạc điện thoại di động của bạn và đóng gói bộ sạc. Lỡ như có quá nhiều sự cố xảy ra. Điện thoại của bạn có thể là cứu cánh để bạn liên lạc với đồng đội của mình, nhờ họ đến giúp đỡ.
Đổ đầy bình xăng của bạn để tránh phải dừng lại trên đường. Và làm cho chiếc xe của bạn trông đẹp đẽ, từ trong ra ngoài. Khách hàng có thể nhờ bạn cho quá giang đến nơi nào đó. Để lại một ấn tượng tốt cũng là điều cần thiết, phải không nào?
Có được sơ đồ nơi diễn ra sự kiện trước ngày quay. Bạn sẽ không chỉ hình dung được quy mô và diện mạo của địa điểm. Mà thậm chí bạn có thể tìm thấy được khu vực dành cho nhân viên hoặc khu vực xếp hàng. Điều này sẽ giúp bạn khi sự kiện diễn ra.
Đây không phải là “lo bò trắng răng”. Nhưng bất kỳ chút thông tin nào bạn có thể thu thập trước sự kiện sẽ giúp bạn cảm thấy được chuẩn bị sẵn sàng. Dây có phải sự kiện có 2 cameraman không? Hãy đảm bảo những thông số quay được cài đặt khớp nhau (video mode, frame rate, chế độ màu,…) để chất lượng video được được đồng nhất.
2. Biết người chịu trách nhiệm chính
Khi quay phim event, bạn cần gặp gỡ khách hàng của mình trước để hiểu rõ về kỳ vọng của họ. Họ muốn bạn quay gì, chất lượng video ra sao và deadline bàn giao video.
Hỏi xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính vào (các) ngày diễn ra sự kiện. Đó có thể là người mà đã liên lạc và thuê bạn quay phim event này. Bạn sẽ liên hệ người này nếu có bất kỳ câu hỏi nào trong ngày ghi hình. Tìm hiểu xem liệu có một ngày tổng duyệt (tổng dợt – rehearsal) trước hay không.
Nếu không, hãy đến địa điểm diễn ra sự kiện ít nhất một lần trước ngày quay. Bạn sẽ muốn kiểm tra vị trí đặt máy, đặt đèn, ổ cắm điện và các chướng ngại vật cố định. Nếu có một buổi tổng duyệt, hãy tận dụng nó thật tốt. Kiểm tra micro, đảm bảo máy ảnh của bạn ở tình trạng tốt và xem xét môi trường ánh sáng. Để xem liệu thiết bị của bạn có hoạt động tốt, haybạn có cần bổ sung những gì để cải thiện cảnh quay của mình hay không.
Bạn cần thuê dịch vụ quay phim event chuyên nghiệp? Xem thêm tại đây!
3. Nhận lịch trình sự kiện
Trước sự kiện, đôi khi vào phút cuối, khách hàng sẽ cung cấp cho bạn lịch trình sự kiện. Nếu họ không, hãy yêu cầu một cái. Việc này sẽ giúp bạn hình dung sự kiện sẽ diễn ra như thế nào và có những hoạt động gì. Lịch trình đóng vai trò như một bản phác thảo để bạn biết bạn cần phải làm gì vào thời điểm nào. Hãy ghi nhớ thời gian được phân bổ cho việc đi lại từ nơi này đến nơi khác. Ghi chú vào lịch trình chi tiết mọi yêu cầu đặc biệt hoặc thay đổi địa điểm.
4. Lập danh sách cảnh quay (shot list)
Khi chuẩn bị cho một sự kiện, chúng tôi thường lập 2 danh sách. Danh sách các thiết bị cần thiết và danh sách các cảnh quay cụ thể mà khách hàng sẽ mong đợi. Đảm bảo rằng, khi lập danh sách này, bạn đã ghi chú thời gian và địa điểm sẽ diễn ra những khoảnh khắc “Không thể bỏ lỡ” này. Bạn chắc chắn cũng sẽ muốn lên kế hoạch trước ít nhất một cảnh quay B-roll của mình.
5. Quay phim event theo danh sách cảnh quay
Viết một danh sách thôi là chưa đủ – bạn cần phải sử dụng nó! Một nguyên tắc quan trọng của “nghề quay” là lên kế hoạch những gì sẽ quay và quay những gì có trong kế hoạch (Plan your shoot, shoot your plan). Khách hàng của bạn sẽ tin tưởng vào việc bạn tuân theo nguyên tắc này cho dù họ có nhận ra hay không. Vì vậy hãy lập kế hoạch của bạn và thực hiện nó.
Ngoài ra, nếu có thể, hãy quay những cảnh không có trong danh sách quay. Bất kể loại sự kiện nào bạn đang quay, từ đám cưới đến sự kiện của công ty. Sẽ thật tốt nếu bạn kết hợp được những cảnh quay chuẩn và những cảnh B-roll bổ sung vào. Nếu bạn cho rằng bạn sẽ không có đủ thời gian để làm việc này. Hãy quay lại cảnh đẹp vào một ngày đẹp trời trước sự kiện.
Bạn cần thuê dịch vụ livestream sự kiện chuyên nghiệp? Xem thêm tại đây!
6. Đánh dấu nơi đặt thiết bị và các mốc thời gian
Tùy thuộc vào địa điểm, bạn có thể phải chuyển từ vị trí này sang vị trí khác để quay trọn vẹn các sự kiện quan trọng. Nếu bạn biết mình sẽ di chuyển, hãy đảm bảo bạn có thời gian để đi từ vị trí này đến vị trí tiếp theo với đội ngũ và thiết bị phù hợp. Đảm bảo rằng bạn đang ở đúng nơi vào đúng thời điểm.
7. Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất khi quay phim event – Mang thêm thiết bị, linh kiện dự phòng
Bạn không bao giờ biết khi nào sẽ có một vấn đề phát sinh. Tại một số sự kiện, có thể toàn bộ công việc của bạn ngồi yên trên ghế với máy quay được đặt cố định kế bên. Nhưng biết đâu được, ở một sự kiện nào đo. Bạn có thể bị hỏng đầu chuyển, hỏng máy ảnh, mang thiếu thiết bị, gặp trục trặc với đèn,… và các sự cố khác. Ứng biến chính là chìa khóa, và để làm được điều đó, bạn có thể cần thêm thiết bị dự phòng.
Khi bạn lập danh sách các thiết bị cần thiết của mình, hãy đảm bảo rằng bạn có thêm thiết bị, linh kiện dự phòng cho trường hợp thiết bị gặp sự cố.
Có thêm thiết bị dự phòng cũng rất hữu ích để lấy lòng khách hàng. Chuẩn bị thêm một bộ micrô có nghĩa là bạn có thể ghi lại một cuộc phỏng vấn ngẫu hứng. Hoặc một máy ảnh bổ sung có thể ghi lại khoảnh khắc khi một VIP xuất hiện bất ngờ. Những điều nhỏ nhặt như thế này có thể thay đổi hoàn toàn ấn tượng trong mắt khách hàng.
8. Hiểu rõ thiết bị của mình
Nếu bạn dùng thẻ nhớ khi quay phim, liệu bạn có gặp sự cố trong quá trình quay khi phần mềm máy ảnh tự động chia nhỏ tệp video của bạn ở 4GB để phù hợp với thẻ nhớ FAT32 của bạn không? Bạn có biết cách thay đổi kênh âm thanh và chống nhiễu cho micrô không dây của mình trong môi trường đầy tín hiệu không dây không? Bạn có biết cách thay đổi cài đặt trên máy ảnh của mình cho các micrô khác nhau. Hoặc cách đặt máy ảnh xuất ra màn hình qua HDMI hoặc SDI đúng cách không?
Những rủi ro thường chỉ xuất hiện trong sự kiện chắc chắn rất đáng để chuẩn bị trước. Tập dợt trước tại nhà hoặc văn phòng của bạn – thử để máy quay của bạn cả ngày, sau đó xem lại cảnh quay để tìm ra các vấn đề. Kiểm tra âm thanh của bạn ở các vị trí khác nhau (các tòa nhà chung cư hoặc trung tâm mua sắm đông đúc có thể mô phỏng môi trường bão hòa Wi-Fi). Và thử nghe lại với cài đặt video output để xem loại nào hoạt động tốt nhất với phần cứng của bạn.
9. Làm quen với kỹ thuật viện âm thanh, ánh sáng tại sự kiện
Bạn có cần nguồn cấp dữ liệu âm thanh XLR từ phòng kỹ thuật không? Muốn kết nối dây SDI với máy ảnh của bạn để chiếu phim, hình ảnh lên màn hình? Lấy ví dụ một cameraman đám cưới, cả kỹ thuật viện âm thanh, ánh sáng và người chụp ảnh sẽ có phương tiện hỗ trợ mà bạn cần. Vì vậy hãy sẵn sàng chia sẻ và hợp tác.
10. Hãy trông thật chuyên nghiệp khi quay phim event
Trông chuyên nghiệp là một phần quan trọng trong việc làm cho khách hàng hài lòng. Bạn muốn họ thấy rằng bạn thực hiện công việc này một cách nghiêm túc. Xuất hiện gọn gàng, chỉnh tề và chỉn chu giúp khách hàng nghĩ họ đã đưa ra quyết định đúng đắn khi tuyển dụng bạn.
Mặc quần áo không quá đẹp cũng không sao, miễn là nó thoải mái. Ví dụ, nếu công việc yêu cầu quần đen và áo sơ mi, hãy mặc một chiếc sơ mi đen thẳng thớm, và thậm chí mặc thêm blazer. Sử dụng những đôi giày phù hợp để bạn có thể đứng cả ngày mà không bị đau. Nhiều công ty giày kết hợp đế làm đầy không khí để tạo cảm giác như giày thể thao nhưng lại trông giống giày tây.
Sẽ luôn là việc tốt nếu bạn tỏ ra chuyên nghiệp. Hãy chuẩn bị một vài chiếc áo thun polo có in logo công ty của bạn, để bạn luôn có một bộ đồng phục phù hợp. Đảm bảo áo sơ mi của bạn được chỉn chu và sạch sẽ. Đối với hầu hết chúng ta, ăn mặc đẹp và cảm thấy thoải mái có nghĩa là hoàn thành công việc được tốt hơn.
Đừng quên thiết bị của bạn!!
Khi bạn bắt đầu nghĩ đến việc trông thật chỉn chu, hãy xem xét cả thiết bị của bạn. Cân nhắc lập ngân sách cho một số trường hợp chuyên nghiệp. Từ những chiếc vali đựng thiết bị, cho tới một chiếc xe đẩy chắc chắn để di chuyển thiết bị của bạn. Nó không chỉ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn mà còn giữ cho thiết bị của bạn an toàn và giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian di chuyển và sắp xếp.
Khi bạn đã chuẩn bị xong cho ngày quay, hãy cẩn thận trong việc đặt các thùng, hộp, vali thiết bị của bạn ở nơi an toàn và khuất tầm nhìn. Vai trò của bạn là hòa nhập với môi trường xung quanh và quay những thước phim đẹp nhất. Nên bạn sẽ không có thời gian để luôn troong chừng thiết bị của mình. Luôn cẩn thận nhé!
11. Đỗ xe càng gần sự kiện càng tốt
Tìm ra bãi đậu xe trước khi sự kiện diễn ra. Đừng để thay vì đến sự kiện sớm, set up thiết bị và sẵn sàng quay. Bạn phải dành hàng chục phút chạy vòng quanh bãi đậu xe đông nghẹt vì đến vừa đúng giờ. Hỏi nơi bạn có thể đậu xe của mình và xem có bãi đậu xe riêng cho nhân viên sự kiện không. Có một chỗ gửi xe đẹp và gần sự kiện sẽ giúp tiết kiệm thời gian và căng thẳng trong trường hợp bạn cần thực hiện bất kỳ công việc vặt nào vào phút cuối.
12. Trước buổi quay phim event. Hãy nghỉ ngơi!!
Bất kể vai trò của bạn tại một sự kiện có đơn giản đến mức nào, thì một ngày dài đứng yên và giữ tỉnh táo có thể khiến bạn kiệt sức. Ngay cả ở những cảnh quay đơn giản, bạn có thể gặp sự cố về máy ảnh, mức âm thanh dao động, chân máy đột nhiên trục trặc và những thay đổi vào phút chót từ khách hàng.
Điều quan trọng là bạn phải có một giấc ngủ ngon vào đêm trước đó. Luôn uống đủ nước và giữ cho cơ thể, tâm trí của bạn cảm thấy thoải mái cho ngày quay. Cố gắng hạn chế caffein để tránh rơi vào tình trạng mệt mỏi suốt cả ngày. Bất kỳ ai chụp hình từ 8-10 tiếng đều có lúc mí mắt chịu không nổi mà sụp xuống.
13. Vui thôi, đừng vui quá
Thông thường, sẽ có các cuộc chiêu đãi và tiệc tùng đi kèm với các sự kiện đặc biệt. Nếu bạn được mời, bạn nên tham dự. Thật tốt khi có khách hàng đối xử tử tế với mình như vậy. Chỉ cần lưu ý rằng đó là bữa tiệc của họ – hãy lịch sự, ăn uống từ tốn, đừng nghĩ mình được mời nên muốn sao cũng được. Lịch sự cũng là cách thể hiện sự chuyên nghiệp đấy!
Quay phim event và điều cần biết – Kết luận
Hy vọng rằng những mẹo này có thể giúp bạn tránh được những sự cố khồng đáng có khi quay phim event. Việc bạn có thể sử dụng tất cả chúng hay không sẽ phụ thuộc vào khách hàng của bạn, sự kiện và quy trình làm việc của riêng bạn. Nhưng điểm mấu chốt là chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất và trang bị cho mình thiết bị tốt hơn để có được kết quả tốt nhất. Nếu bạn có thể giữ bình tĩnh, điềm tĩnh và chuyên nghiệp, sẽ không có nhiều tình huống bạn không thể xử lý một cách khéo léo.
Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ quay phim event chuyên nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi.